Máy bay Trung Quốc đe dọa tàu Việt Nam đi thăm Trường Sa

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012 0 nhận xét



Bán đảo Cam Ranh (DR)
Một thông tin trên mạng cho biết là hai máy bay khu trục Trung Quốc hôm nay 01/05/2012 vừa xâm phạm vùng trời Việt Nam tại khu vực bán đảo Cam Ranh và phía bắc tỉnh Ninh Thuận. Hiện chưa có nguồn tin chính thức xác nhận tin này, nhưng được biết là trước đó, khi đoàn đại biểu Đà Nẵng đi thăm Trường Sa trong tháng tư vừa qua, máy bay Trung Quốc đã bay bên trên để đe dọa.

Thông tin đăng trên trang mạng Ba Sàm ( http://anhbasam.wordpress.com/ ) hôm nay cho biết nhiều phóng viên đang cố liên lạc với Vùng 4 hải quân (đóng tại Cam Ranh) để kiểm chứng thông tin nói trên, nhưng chưa được trả lời.

Trong khi đó, theo lời nhà báo Thanh Thảo từ Quảng Ngãi, trong chuyến đi thăm huyện đảo Trường Sa của đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng từ ngày 21/4 đến 28/4 vừa qua, khi đoàn tàu Hải quân chở đoàn ra Trường Sa, máy bay Trung Quốc đã bay bên trên để hù dọa :

« Tôi mới làm việc sáng nay với đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng đi thăm chiến sĩ Trường Sa mới về. Các anh có trách nhiệm trong đoàn nói rằng trong quá trình tàu hải quân chở đoàn đi Trường Sa, nhiều lần máy bay Trung Quốc bay trên đầu, bay qua rồi bay lại, tỏ ý dọa dẫm, cảnh cáo. Tất nhiên là tàu hải quân Việt Nam thì không việc gì phải sợ, mà máy bay Trung Quốc thì cũng chẳng làm gì, nhưng họ cứ bay qua bay lại nhiều lần như thế. Như vậy chuyện máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam là có thật.

Thông tin trên mạng đưa ra vào trưa nay, 01/05, về việc hai máy Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam ở khu vực Khánh Hoà, Cam Ranh thì còn cần phải được kiểm chứng. Nhưng trước đó, không dưới một lần, Trung Quốc đã xâm phạm không phận và hải phận Việt Nam, ( xâm phạm ) hải phận thì nhiều hơn. Còn bây giờ là tiến tới ( xâm phạm ) không phận. Về thông tin trưa nay thì các báo chí đang liên lạc với vùng 4 hải quân để chờ những thông tin chính thức.

Khi máy bay Trung Quốc xâm phạm thì bao giờ cũng có mục đích, chứ họ không bay khơi khơi cho tốn xăng. Mục đích đó thì ai cũng biết là để cảnh cáo, đe dọa Việt Nam. Thông điệp về sự đe dọa cũng khác nhau tùy theo cách bay, độ cao. Họ cũng muốn thăm dò đối phương xử lý ra sao. Vừa đe dọa, vừa thăm dò cũng là chiến thuật mà Trung Quốc hay dùng. Lãnh đạo Việt Nam cũng phải có cách xử lý một cách phù hợp tùy theo mức độ của thông điệp. »

 Thanh Phương (RFI)

CỰC CỰC NÓNG!!! “Trung quốc cho máy bay khu trục xâm phạm vùng trời Việt Nam?

0 nhận xét



Trong vụ tàu Bình Minh 2, máy bay Trung Quốc
cũng bị cáo giác đã vào vùng trời Việt Nam
Trưa 1-5, nguồn tin riêng cho hay, hai máy bay khu trục Trung Quốc vừa xâm phạm vùng trời Việt Nam tại khu vực bán đảo Cam Ranh và bắc tỉnh Ninh Thuận. Một số báo lập tức cho phóng viên kiểm chứng.

Trực ban chiến đấu Vùng 4 hải quân (đóng tại Cam Ranh) cho biết, đang tác nghiệp căng thẳng và không được phép cung cấp thông tin, đề nghị phóng viên làm việc với Phòng Chính trị Vùng 4 – có chức năng trả lời báo chí.

Tuy nhiên, 3 số điện thoại bàn của Phòng Chính trị đều không nhấc máy. Điện số điện thoại bàn của ông (Ngọc) Hóa , Chính ủy Vùng 4 để xác minh tin trên, ông nói tin quân sự, không thể cung cấp cho báo chí (dấu hiệu bất thường, ngày lễ, Chính ủy vẫn trực!)

 Một nguồn tin từ phóng viên ở Phan Rang cho hay, một số sĩ quan không quân lại nói rằng, vụ việc xảy ra ở ngoài Đà Nẵng, một sư đoàn không quân ta ở đó đã cho máy bay xuất kích để xua đuổi máy bay TQ. Nhưng có lẽ máy bay TQ không cố ý xâm phạm vùng trời VN, mà mục tiêu là diễu võ dương oai hoặc trinh sát cuộc tập trận của Hàn Quốc (?)

 Cuối chiều 1-5, một số báo ‘lề phải’ vẫn nỗ lực liên lạc với giới chức liên quan để kiểm chứng.

 Điều không bình thường là ở chỗ, một số lãnh đạo các đơn vị quân sự liên quan không phủ nhận nguồn tin trên, nhưng nhất định không cung cấp thông tin.

 Nếu không phải máy bay TQ, mà là của nước khác sự thể có thể khác?! Tương tự vụ 2 tàu hút bùn TQ xâm nhập trái phép vịnh Nha Trang, nay thông tin diễn biến xử lý cũng ‘mất hút’!!!”

Đề nghị các cơ quan chức năng cho kiểm chứng ngay, nếu đúng, nên cho phép báo chí cung cấp thông tin ít nhiều. Có thể tin đầu ghi là “máy bay nước ngoài” cũng được, để tránh cho các đồng chí ở “trên” tăng áp huyết … À! Hay là máy bay của tụi … “Việt Tân”?

Nguồn :AnhBaSam

Bổ sung, 21h50′ - Máy bay Trung Quốc đe dọa tàu Việt Nam đi thăm Trường Sa(RFI).  -  Máy bay Trung Quốc ‘dọa’ tàu Việt Nam? (BBC).

Trông về Miến Điện mà mơ

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012 0 nhận xét

Mỗi năm hoa phượng nở
Ba mươi tháng Tư về
Ước mơ ngày Dân chủ
Và cộng sản ra đi (*)

Không có năm nào như năm nay, lòng mọi người dân Việt Nam bừng lên niềm hy vọng, hy vọng một ngày nào phá tan xích xiềng của chế độ cộng sản bạo tàn đã ngự trị trên toàn cỏi đất nước Việt Nam thân yêu đã 37 năm qua. Bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu hy vọng của người dân Việt Nam hướng về người dân Miến Điện đang tưng bừng đón một mùa hè Tự do Dân chủ sau bao nhiêu năm quằn quại dưới ách cai trị độc tài của bọn quân phiệt. Trông người mà nghĩ đến ta.



Thật ra, bị trị thì cùng bị trị, bị áp bức thì cùng bị áp bức, nhưng mỗi hoàn cảnh thì mỗi khác, chúng ta hãy bình tâm mà tìm ra những điều kiện gì mà dân tộc Miến Điện may mắn có được và nhân dân ta có thể có hay không?

1. Miến Điện bị cấm vận kiệt quệ.

Dưới sự cai trị độc tài của chế độ quân phiệt Miến đã đưa đất nước đến chỗ suy vong, từ một nước tài nguyên giàu có thì lại trở thành nghèo nàn, lạc hậu phải ngửa tay nhận tiền viện trợ từ Trung quốc để rồi đưa đất nước vào vòng lệ thuộc, nhân dân chán ghét. Điều kiện mấu chốt là nhờ bị Tây phương trừng phạt, bao vây cấm vận đến nỗi kiệt quệ, giới cầm quyền của Miến Điện mới nhận ra là muốn thoát khỏi viễn ảnh tương lai đen tối của dân tộc thì phải tìm lối thoát bằng cách chấp nhận điều kiện xả bỏ cấm vận của phương Tây là trả lại quyền lãnh đạo đất nước cho người dân và thực thi tự do dân chủ.

“Giới cầm quyền Miến muốn thoát khỏi biện pháp trừng phạt của phương Tây cùng tình trạng sa sút kinh tế, vì con đường dẫn Miến Điện đến thiên đường XHCN mà chính quyền quân phiệt Ne Win áp đặt trước đây đã đưa xứ này đến ngỏ cụt kinh tế cũng như Bắc Hàn, cùng nhiều hậu quả nghiêm trọng khác, khiến Miến Điện trở thành xứ nghèo nhất ĐNÁ mà giờ này Rangoon mới nhận ra là nỗi quốc nhục...

“Nói về sự thay đổi thì những nhà lãnh đạo Miến Điện thấy rằng sự thay đổi là có lợi cho nước họ. Và có một số điều kiện khiến cho họ thay đổi được. Trước hết, áp lực từ phía bên ngoài rất mạnh nên kinh tế Miến Điện bị “kẹt”, bị cô lập và bị lệ thuộc quá nhiều từ Trung quốc”
(RFA online ngày 7-4-2012)

Ở Việt Nam ta thì ngược lại không có được điều kiện thuận lợi này vì các nước phương Tây và ngay cả Hoa Kỳ đang thi nhau trải thảm đỏ đón tiếp các lãnh tụ CSVN, các nước thi nhau tăng cường viện trợ, thi nhau bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng cường quan hệ ngoại giao, liên kết quốc phòng… và ngay cả tiền kiều hối của người Việt ở hải ngoại mỗi năm gởi về trên 8 tỷ Mỹ kim nuôi dưỡng chế độ thì làm sao mà họ từ bỏ miếng mồi béo bở bây giờ, chỉ có ở hoàn cảnh khốn cùng như Miến Điện thì may ra.

2. Chính quyền quân nhân bị Nhân dân chống đối.

“Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”, chân lý ấy được người dân Miến Điện anh hàng thực hiện một cách triệt để. Họ đã can đảm đấu tranh chống lại nhà cầm quyền quân phiệt độc tài áp bức làm cho đất nước kiệt quệ và ngày càng nô lệ dưới sự khống chế của ngoại bang. Người dân Miến Điện đã nhiều lần biểu tình hy sinh cả tính mạng để làm nên lịch sử khiến cho những người cầm quyền phải chùn tay tàn sát.

“Các cuộc biểu tình lớn lần cuối đã diễn ra vào năm 1988, khi quân đội mở cuộc trấn át ồ ạt những người biểu tình đòi dân chủ. Các cuộc bạo động đã làm khoảng 3.000 người thiệt mạng”
. (VOA online ngày 22-8-2007)

“Gần 20.000 người tại thủ đô cũ Rangoon của Myanmar đã tham gia vào cuộc biểu tình lớn nhất ừ gần 20 năm qua nhằm phản đối chính phủ quân đội.

“Đứng đầu đoàn biểu tình vẫn là các nhà sư nhưng số dân thường tham gia ủng hộ đông hơn nhiều so với những hôm trước đây và lần đầu tiên người ta thấy hàng trăm ni cô tham gia”
. (BBC online ngày 23-9-2007)

“Công dân Miến Điện bắt đầu nhiều tuần lễ biểu tình rầm rộ chống quân đội vào tháng 6 năm 2007 trước khi nhà cầm quyền dẹp tan các cuộc biểu tình. Liên Hiệp Quốc cho biết có ít nhất 31 người thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị bắt giữ trong cuộc đàn áp”. (VOA online ngày 8-3-2012)

Sự kiên cường bất khuất đấu tranh và trả giá của người dân Miến Điện vô biên mà người dân Việt Nam chưa bao giờ có được, do vậy người dân người dân Miến xứng đáng được hưởng thành quả vẻ vang ngày hôm nay và là bài học tốt cho người dân Việt Nam. Có đấu tranh, có hy sinh, mới mong có thắng lợi.

3. Miến Điện có tướng Than Shwe và “Gorbachov” Thein Sein.

Từ khi đảo chính cướp chính quyền năm 1962 cho đến nay chính quyền quân phiệt đã áp dụng chính sách cai trị độc tài, hà khắc khiến phương Tây cấm vận và nhân dân chống đối. Nhận thức được viễn ảnh đen tối của đất nước và tương lai ảm đạm của chính mình, giới lãnh đạo quân phiệt sớm thức tỉnh, biết sợ cái “ngày tàn của bạo chúa” và họ sớm biết chọn con đường “hạ cánh an toàn” trước khi quá muộn. May mắn thay cho nhân dân Miến Điện có được giới cầm quyền sáng suốt đỡ hao tốn xương máu của nhân dân.

“Những lý do khiến giới cầm quyền Miến Điện chuyễn hướng, theo tờ Christian Science Monitor, trước hết là chính thống tướng Than Shwe nắm quyền tối thượng tại Miến Điện cho tới năm ngoái có thể chứng kiến lịch sử thăng trầm nên bất an để phải mở đường cho một chính phủ dân sự nhằm bảo đảm quyền lực không còn tập trung vào một người mà sau đó có thể biến ông thành nạn nhân. Theo ông Nay Win Muang, người từng viết diễn văn cho tổng thống, thì công cuộc cải cách sẽ tạo nên sự trú ẩn an toàn cho tướng Than Shwe vì tránh được cuộc nổi dậy của người dân…

“Cách nay khoảng một năm, sau khi thể chế quân sự chính thức rút lui nhường bước cho tân chính phủ dân sự trên danh nghĩa Tổng thống Thein Sein, thì vị tướng trở thành tổng thống này, ông được xem là Mikhail Gorbachov của Miến Điện, mở đường cho những đổi thay ngạc nhiên, từ việc chính trị, phóng thích tù nhân lương tâm, đối thoại với Liên Đoàn Toàn Quốc Vì Dân Chủ, ký thỏa thuận ngừng bắn với sắc tộc thiểu số, đình chỉ dự án đập thủy điện TQ, nới lỏng việc kiểm duyệt báo chí, cải cách kinh tế, cho tới cho thành lập Ủy ban Nhân quyền Quốc gia, viết lại luật đất đai, lao động, mời những nhà chính kiến lưu vong trở về…”
(RFA online ngày 7-4-2012)

Ở Việt Nam ngày nay giới cầm quyền chỉ biết tham quyền cố vị, bám trụ mưu cầu quyền và lợi, người nào cũng lo con đường hậu vận để an tâm ngày hạ cánh bằng cách cày cắm con cháu vào các vị trí then chốt cũng như vương quốc Bắc Hàn cha truyền con nối thời phong kiến. Những quan chức CSVN đang cài cắm những “hạt giống đỏ” như con trai của nguyên TBT Nông Đức Mạnh là Nông Quốc Tuấn làm bí thư tỉnh ủy Bắc Giang; con trai của đương kiêm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị được cha bổ nhiệm làm thứ trưởng bộ Xây dựng và con gái là Nguyễn Thanh Phượng lãnh đạo bốn công ty lớn và vừa mới đây cô bé Tô Linh Hương 24 tuổi, con của trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng CSVN Tô Huy Rứa được cử làm chủ tịch HĐQT một công Ty Xây dựng…

4- Miến Điện có bà Aung San Suu Kyi.

Giới cầm quyền thì đã thế, còn bên đối lập thì sao? May thay và phúc đức thay cho người dân Miến Điện đã có được bà Aung San Suu Kyi, một vị lãnh tụ đối lập khả kính có tư cách hơn người khiến cho nhân dân kính trọng, nhà cầm quyền tin tưởng và được quốc tế ca ngợi. Bà còn là tấm gương đấu tranh kiên cường đầu tàu của Liên Đoàn Quốc gia vì Dân chủ hoạt động rất hữu hiệu, chấp nhận hy sinh, dù tù ngục vẫn không hề nao núng. Bà Aung San Suu Kyi đã biết vì quyền lợi của Tổ quốc và với tấm lòng vị tha, bà đã chống lại “công lý trả thù”, bà đã thuyết phục được giới cầm quyền, đó là yếu tố chính cho việc hòa giải hòa hợp dân tộc.

“Trả lời câu hỏi về khả năng trong tương lai có một tòa án xét xử các cựu lãnh đạo chế độ độc tài quân sự, bà Aung San Suu Kyi nói: “Tôi không muốn kiểu công lý trả thù, nhưng mong muốn có công lý tái lập. Trước hết, đất nước chúng tôi cần tái lập một Nhà nước pháp quyền”. (RFI online ngày 23-2-2012)

Đất nước Việt Nam hòa bình thống nhất đã 37 năm rồi nhưng lòng người còn chia rẽ sâu sắc chưa có một cơ may hàn gắn. Nhà cầm quyền thì cứ mãi khư khư ngồi trên danh lợi, tỵ hiềm ích kỷ, với ám ảnh nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, nhìn đâu cũng thấy “diễn biến hòa bình”, nhìn đâu cũng thấy lật đổ. Những kẻ còn đang trong vòng danh lợi thì lại cố lỳ, cố bám, không thấy bộ mặt nào của Than Shwe, của “Gorbachov” Thein Sein. Những nhà cách mạng lão thành đã “về hưu” thì khản cổ kêu gọi hòa giải hòa hợp để ngày mai được an tâm thanh thản về đoàn tựu với “bác hồ”. Nhà cầm quyền CSVN chưa có được một cử chỉ nào có ý nghĩa cho việc hòa hợp hòa giải dân tộc ngay cả khi Hoa Kỳ viện trợ 1 triệu Mỹ kim để tìm hài cốt của tử sĩ hai bên trong chiến tranh thì Hà Nội cũng chỉ lo tìm hài cốt của đồng đội của mình còn của Việt Nam Cộng hòa thì “nơ pa”, thế thì chơi với ai? Còn về phía đối lập thì từ trong nước đến ngoài nước kiếm đục mắt cũng không có được một “bà Aung San Suu Kyi” đại diện cho nhân dân thì phía chính quyền cũng chẳng biết tin ai và nói chuyện với ai.

Hy vọng thì vẫn hy vọng, ước mơ thì vẫn ước mơ, nhưng chừng như đại đa số dân Việt Nam đã cúi đầu chấp nhận và an phận trước sự thống trị độc tài của chính quyền cộng sản, nhân dân Việt Nam chưa có được một hành động đấu tranh ngoạn mục nào khiến chính quyền cộng sản phải núng nao.

Luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài đã tỏ ra “hồ hởi” với sự “Thành công của Miến Điện mang lại hy vọng”, nhưng xem chừng như trong ông còn ẩn chứa ít nhiều bi quan, luật sư Đài viết:

“Mọi người dân cần phải chiến thắng sợ hãi, dũng cảm bày tỏ đòi hỏi về một xã hội dân chủ đa đảng để điều đó trở thành cần thiết khách quan trong xã hội…

“Còn tất cả chúng ta đều mong muốn, đều khát khao nhưng không có ai dám bày tỏ, đòi hỏi hoặc có rất ít người bày tỏ, đòi hỏi thì sẽ không bao giờ có dân chủ”.
(Dân Làm Báo online ngày 8-4-2012)



Đại Nghĩa
danlambaovn.blogspot.com

Văn Giang – Hưng Yên cưỡng chế đất như đi “Đánh trận”

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012 0 nhận xét


Cưỡng chế đất ở Văn Giang – Hưng Yên:

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên hôm nay thông báo sẽ tiến hành cưỡng chế cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để lấy đất cho dự án khu đô thị Ecopark, trong khi người dân vẫn kiên quyết giữ đất.


Bà con nông dân đã bắt đầu dựng lều bạt trên khu vực cưỡng chế
Trong cuộc họp báo vào sáng ngày hôm nay do ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên tổ chức, ông chánh văn phòng tỉnh, Bùi Duy Thanh thông báo tỉnh sẽ tiến hành cưỡng chế cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan vào ngày mai 24 tháng 3.

Quyết định của huyện Văn Giang sai pháp luật?

Một nhà báo tham gia cuộc họp báo cho biết lãnh đạo tỉnh khẳng định không làm điều gì sai với pháp luật khi tiến hành cưỡng chế khu đất.
Việc cưỡng chế này được thực hiện căn cứ theo quyết định được chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Văn Giang ký vào ngày 5 tháng 4 vừa qua áp dụng cho 166 hộ dân xã Xuân Quan. Trước đó vào ngày 4 tháng 4, ông phó chủ tịch huyện cũng đã ký một quyết định cưỡng chế tương tự nhưng sau đó đã thu hồi công văn này trong cùng ngày. Theo công văn ngày 5 tháng 4, lãnh đạo địa phương đưa ra thời hạn cưỡng chế vào ngày 20 tháng 4.

Người dân huyện Văn Giang cho rằng các quyết định này của huyện  hoàn toàn sai pháp luật. Một người dân xã Xuân Quan, giấu tên, cho biết:

Người dân xã Xuân Quan: trái pháp luật là vì công văn hôm trước ông phó chủ tịch ký rồi thu lại rồi sáng hôm sau bà chủ tịch ký. Cái này là sai vì ký thì phải thông qua tỉnh thì mới đúng luật. Cái cưỡng chế này chúng tôi thấy không có tính pháp lý.

Một người dân xã Xuân Quan

Quyết định cưỡng chế đất của huyện Văn Giang được căn cứ theo nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của chính phủ. Tuy nhiên, theo điều 4 của nghị định này thì thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế đất thuộc về chủ tịch, không phải phó chủ tịch. Cũng theo nghị định này thì ủy ban nhân dân cấp dưới phải gửi quyết định lên ủy ban nhân dân cấp trên. Quyết định ngày 5 tháng 4 của huyện Văn Giang chỉ gửi cho 166 hộ dân và lưu tại văn phòng huyện.


Người dân Văn Giang - Hưng Yên



Các nhà báo tham dự buổi họp báo vào sáng ngày hôm nay cho biết lãnh đạo tỉnh Hưng Yên thông báo sẽ huy động máy ủi, lực lượng cơ động, công an mặc cảnh phục đến khu vực cưỡng chế trong ngày hôm nay, 23 tháng 4 và sẽ tiến hành cưỡng chế vào ngày mai 24 tháng 4.

Vào trước khi cuộc họp báo diễn ra, khoảng 50 người dân xã Xuân Quan đã lên ủy ban nhân dân tỉnh để nộp đơn thư phản đối các quyết định cưỡng chế của huyện. Một người dân giấu tên có mặt tại ủy ban nhân dân tỉnh vào sáng hôm nay cho chúng tôi biết:

Người dân giấu tên: chúng tôi có xuống đó mà họ không cho chúng tôi vào. Chúng tôi xuống đó để gửi đơn tố cáo quyết định ra vào ngày 4 và 5 vừa rồi của bà chủ tịch huyện trái với pháp luật. Chúng tôi nhờ các đoàn nhà báo cầm đơn thư của chúng tôi vào để phản đối quyết định của bà chủ tịch và ông phó chủ tịch.

Người dân sẽ bảo vệ đất đến cùng

Ngay từ sáng sớm ngày 23 tháng 4, được tin tỉnh sẽ sớm tiến hành cưỡng chế cánh đồng xã Xuân Quan, hàng trăm người dân của 3 xã Xuân quan, Phụng Công, và Cửu Cao, đã tụ tập về cánh đồng để giữ đất. Đây là các xã có đất nằm trong diện giải tỏa để lấy đất cho khu đô thị Ecopark. Một người dân giấu tên thuộc xã Phụng Công cho chúng tôi biết qua điện thoại từ cánh đồng xã Xuân Quan vào sáng ngày hôm nay như sau:

Người dân xã Phụng Công: Hiện nay dân chúng em đang ở chỗ chuẩn bị cưỡng chế. Hiện sáng người ta mang 2 xe cam nhông người, công an, rồi cơ động đến để dựng lều bạt để từ giờ đến sáng mai cưỡng chế. Dân chúng em đã tụ tập người đến rồi đuổi đi, nhưng chúng em vẫn ở hiện trường, dân chúng em nằm vùng từ giờ đến mai.

Người dân này cho biết họ đã mang theo cuốc thuổng, gậy gộc đến cánh đồng để tự vệ. Cũng theo người dân này cho biết thì từ chiều ngày 22 tháng 4, địa phương đã huy động 20 máy ủi và máy xúc đến khu vực chân công trình, cách cánh đồng cưỡng chế khoảng 50 m.

Mấy ngày hôm nay chúng tôi nhận được tin cưỡng chế thì chúng tôi đã gửi cả đơn đi chính phủ, trung ương, quốc hội mà giờ vẫn chưa có gì cả. Nhưng nếu công ty mà quyết tâm vào tàn phá cướp đất của chúng tôi là chúng tôi sẽ chiến đấu, vì chúng tôi bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chúng tôi

Một người dân xã Xuân Quan

Một người dân khác thuộc xã Xuân Quan khẳng định người dân sẽ cương quyết bảo vệ đất đến cùng:

Người dân xã Xuân Quan: dân chúng tôi đang làm lán lều, bà con đang canh ở đây, nếu có máy ủi chở đến là bà con không cho vào. Chúng tôi đang chờ giải quyết các đơn thư gửi đi khắp nơi. Mấy ngày hôm nay chúng tôi nhận được tin cưỡng chế thì chúng tôi đã gửi cả đơn đi chính phủ, trung ương, quốc hội mà giờ vẫn chưa có gì cả. Nhưng nếu công ty mà quyết tâm vào tàn phá cướp đất của chúng tôi là chúng tôi sẽ chiến đấu, vì chúng tôi bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chúng tôi.

Để tìm hiểu thêm chi tiết sự việc từ phía chính quyền tỉnh Hưng Yên, chúng tôi đã nhiều lần gọi điện thoại tới ông chánh văn phòng tỉnh nhưng không có trả lời.

Dự án khu đô thị Ecopark được bắt đầu từ năm 2004 trên một diện tích đất rộng khoảng 500 ha thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Khoảng 4000 hộ dân của ba xã này được địa phương đề nghị đền bù ở mức 36 triệu đồng một sào ruộng. Người dân các xã cho rằng đây là mức đền bù quá thấp không đủ để họ có thể tái định cư bắt đầu cuộc sống mới. Vì vậy có khoảng 2000 hộ gia đình đã kiên quyết không chấp nhận mức đền bù này và ở lại bám đất sản xuất. Những người dân 3 xã đã bắt đầu nộp đơn kêu cứu từ cấp tỉnh đến trung ương, đến các cơ quan đảng, chính phủ, quốc hội và mặt trận tổ quốc từ năm 2004 đến nay nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Được biết vào tháng 1 năm 2009, chính quyền cũng đã tiến hành một đợt cưỡng chế đất của người dân 3 xã cho dự án Ecopark.

Courtesy Blog nguyenxuandien

Cưỡng chế Văn Giang 'quá nặng tay với dân'?

0 nhận xét


Sau vụ cưỡng chế đất ở diện rộng tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm thứ Ba ngày 24/4 khiến hàng chục nông dân bị bắt giữ, BBC tìm hiểu phản ứng và ý kiến của người dân và một số nhà quan sát.
Công an dàn quân trước khi tiế̃n vào cưỡng chế

Chính quyền huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đã huy động lực lượng hùng hậu gồm hàng ngàn cảnh sát cưỡng chế các nông dân kiên quyết bám trụ không giao đất để xây dựng khu đô thị thương mại-du lịch Ecopark.

Một số hành ảnh video được đưa lên mạng sau đó cho thấy đã có hành động bạo lực mạnh tay của lực lượng cưỡng chế đối với những người nông dân phản kháng.

Trong một video gần 10 cảnh sát và những người mặc thường phục đeo băng đỏ đã xông vào dùng dùi cui và tay chân đánh hội đồng một nông dân không vũ khí.

'Dân sẽ trắng tay'

Bà Lê Hiền Đức, một người vận động cho dân quyền có tiếng tại Việt Nam cho biết, đêm 22/4 bà đã có mặt tại Văn Giang.

“Tôi không có gì phải giấu diếm, tôi về để bảo vệ dân tôi.”

Bà cũng cho biết, trước đó, chính quyền đã tìm cách ngăn cản không cho Lê Hiền Đức có mặt với dân.”

“Tôi nhìn thấy cảnh sát cơ động chi chít. Cảnh sát địa phương áo xanh lá mạ cũng đầy ra.”

"Tôi đứng đấy, tôi gặp tất cả bà con. Bà con đang khóc ầm ĩ kêu gào.

Nghe những tiếng khóc của các cụ già tám, chín mươi tuổi, thương lắm. Chỉ có súc vật mới không động lòng thôi."

Bà Hiền Đức mô tả về những gì bà chứng kiến hôm 24/4 là trận chiến đấu ác liệt.
“Tôi cảm tưởng như đang trong trận chiến đấu ác liệt cách đây nửa thế kỷ mà tôi đã từng phải chiến đấu …lửa cháy ngút trời.”

Bà cho biết các lực lượng đã dùng súng hơi cay, “đánh đập dân rất dã man”.
"Đây rõ ràng là lực lượng ấy đang cưỡng chế dân."

"Tôi ngồi tôi khóc. Tôi ức quá mà tôi khóc vì tại sao tôi không bênh vực được những con người như thế.

"Tôi gọi đó (thanh niên bị đánh) là những thanh niên dũng cảm, dám đối mặt với lực lượng công an."

"Họ đàn áp vô cùng tệ hại. Bắn súng, đánh đập một cách rất dã man."

Tuy nhiên, do tiếng nổ quá to, bà không phân biệt được là súng gì.

Bà tâm sự. “Tôi nhục nhã đến mức là, thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tôi đã từng hy sinh tuổi thanh xuân của tôi, tôi đã chiến đấu đủ mọi hình thức, mọi ngả đường nhưng bây giờ hoà bình rồi, mà tôi phải cải trang.”

“Hôm qua, tôi phải mượn cái nón rách, cáo áo nâu, quần sắn móng lợn để trà trộn vào với nhân dân. Nếu không nó nhìn thấy mình, nó thay đổi thái độ ngay.”

“Có như thế thì mới chứng kiến được hành động của họ đối với những người dân lành.”

“Có những người ngày hôm qua là trắng tay rồi, không còn gì cả, thì cuộc sống ngày mai đây họ sẽ ra sao?.”

“Đây là dấu hỏi rất to, tôi mong công luận sẽ đánh dấu hỏi cho những người dân Văn Giang hôm qua.”

Trao đổi với BBC, luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân nói ông tin rằng chính quyền địa phương đã có ‘vi phạm nghiêm trọng’ khi ‘sử dụng vũ lực trái pháp luật’ trong hành động cưỡng chế.

Qua các hình ảnh video mà ông xem được, ông Quân cho biết lực lượng công cả mặc đồng phục lẫn không mặc đồng phục và đeo băng đỏ ‘cùng nhau vây dân lại bắt dân và đánh dân’.

LS Quân cho biết ông không nắm trong tay các hồ sơ, thủ tục thu hồi và cưỡng chế đất của chính quyền Văn Giang nên không biết rõ liệu các quyết định này có hợp pháp hay không, tuy nhiên ông đặt câu hỏi về hành vi của công an.

Xâm phạm thân thể

“Họ đánh rất nặng và dã man,” ông nói, “Điều này hoàn toàn sai pháp luật vì pháp luật quy định quyền tự do thân thể rất rõ.”

Ông nói những nông dân bị đánh đập hoàn toàn có thể kiện lực lượng cưỡng chế về tội ‘cố ý gây thương tích’.

Luật sư Quân viện dẫn logic luật pháp để giải thích điều này: “Nếu tôi gặp một kẻ cắp thì việc ăn cắp có thể bắt giữ hoặc tri hô nhưng nếu đánh người ăn cắp đó thì tôi cũng phạm tội.”

Ông cũng không cho rằng người dân Văn Giang phản kháng chống đối người thi hành công vụ vì theo như ông thấy qua hình ảnh được quay lại thì có đến hàng chục cảnh sát mặc quân phục lẫn không mặc quân phục vây vào đánh chỉ một người.

“Nói họ (nông dân Văn Giang) chống (người thi hành công vụ) là hoàn toàn sai vì họ chỉ có một (đối đầu với công an) và họ rất hiền lành,” ông nói.

Ông cho biết pháp luật không quy định số lượng người tham gia cưỡng chế nhưng trong vụ việc ở Văn Giang thì chính quyền ‘đã huy động lực lượng quá sức’.

Ông cũng nhận thấy một điểm ‘sai’ trong quyết định thu hồi đất của chính quyền Văn Giang là đã không cho phép người dân thương thảo trực tiếp với chủ đầu tư để bồi thường theo giá thị trường vì đất đai của họ bị thu hồi cho mục đích thương mại của tư nhân chứ không phải mục đích an ninh quốc phòng.

BBC sẽ tiếp tục tì̉m hiểu ý kiến của các bên về vụ việc để cập nhật bài này.

BBC

Ông 4 tốt Trung Quốc thừa nhận làm càn trên biển Đông như thế nào?

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012 0 nhận xét


Chuyên trang quân sự thuộc tờ Hoàn Cầu thời báo của đảng Cộng sản Trung Quốc vừa có bài viết nêu rõ những hành động gây rối của nước này trên biển Đông.
Hình chụp giao diện bài xã luận trên chuyên trang quân sự của Hoàn Cầu thời báo

Với nhan đề Mỹ choáng váng: Trung Quốc bài binh bố trận trên biển Đông vượt quá dự liệu, đoạn đầu bài viết (không ghi tên tác giả) đánh giá về tương quan vị thế quân sự, chính trị của Washington và Bắc Kinh. Theo đó, bài xã luận nhận định những tuyên bố của Mỹ và Nhật Bản không đủ sức ngăn cản những hành động cứng rắn của Trung Quốc tại vùng biển châu Á - Thái Bình Dương. Bằng chứng là tại biển Đông, Bắc Kinh vẫn nắm thế chủ động và lâu nay liên tục có nhiều động thái gây hấn nhưng chẳng hề gì. Đến nay, bài viết vẫn đang hiện diện tại đường dẫn http://mil.huanqiu.com/weapon/2012-03/2548253_4.html.

Về tình hình khai thác dầu khí trên biển, bài báo viết:

“Các nước ASEAN luôn tìm kiếm những công ty phương Tây hợp tác khai thác dầu ở Nam hải (Việt Nam gọi là biển Đông - NV). Tuy nhiên, tàu chiến, máy bay của hải quân Trung Quốc luôn xuất hiện dày đặc. Đặc biệt, Bắc Kinh còn thành lập thành phố Tam Sa quản lý các quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa), xây dựng sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm). Vì thế, việc khai thác dầu trên biển Đông không được yên ổn”.

Bài viết cũng thừa nhận sự bất ổn trong các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, đặc biệt là bản đồ “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh vẽ ra trên biển Đông:

“Từ xưa đến nay, đối với các nước như Brunei, Malaysia..., Trung Quốc vẫn luôn vẽ đường phân tuyến tới “tận cửa nhà người ta”. Trung Quốc còn phân hóa Myanmar, Thái Lan, Campuchia..., chia rẽ các nước ASEAN, nhìn Philippines bị bóp chết và từng bước cướp miếng ăn của Việt Nam. Thậm chí với đường lãnh hải, Trung Quốc vẽ nên một “vòng lớn hoa lệ” ở Nam hải. Tuyên bố này vốn có từ thời Trung Hoa Dân quốc.

Thập niên 1930 là thời kỳ hoàng kim của chính quyền Trung Hoa Dân quốc nên một nhóm chuyên gia bắt đầu sử dụng thủ thuật trên để mở rộng lợi ích dân tộc. Nhóm chuyên gia du học từ nước ngoài trở về đã đem theo những bản đồ hàng hải của Anh, Pháp, Mỹ, Nhật. Sau đó, họ tích cực tìm kiếm các hòn đảo trên bản đồ, thấy lợi ích ở đâu thì khoanh tròn lại rồi cho rằng thuộc Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh còn tìm kiếm tài liệu lịch sử, từ các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh để mò mẫm những tuyến lãnh hải gây tranh cãi nhằm tuyên bố chủ quyền”.

Theo đó, cứ địa điểm nào mà tài liệu lịch sử các đời trên từng nhắc đến thì Trung Quốc tuyên bố nơi đó thuộc chủ quyền của nước này. Bài viết đánh giá thêm:

“Sau này, Trung Quốc thấy bản đồ do Trung Hoa Dân quốc vẽ quá rộng, đem lại nhiều lợi ích nên “ăn theo” tuyên bố chủ quyền trong đó. Tuy nhiên, Nam hải quá rộng, nên dù mang tên quốc tế là biển Nam Trung Hoa, thì không có nghĩa cả khu vực này thuộc chủ quyền Bắc Kinh. Nói theo cách đó, không lẽ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ? Sử dụng một “đường lưỡi bò” để vẽ lại toàn bộ Nam hải thì chỉ xét về đạo lý cũng không thuận”.

Bài xã luận trên cũng thừa nhận Trung Quốc đã “làm càn” trên biển Đông trong các cuộc xung đột từng xảy ra.

“Trong cuộc chiến trên biển Tây Sa vào năm 1974, một số tàu săn ngầm Trung Quốc tấn công tới tấp nhằm vào các tàu khu trục của miền Nam Việt Nam. Lúc bấy giờ, mặt biển nhuộm đỏ máu, hải quân Trung Quốc không chỉ nã pháo mà còn ném vô số lựu đạn, điên cuồng xả súng và bắt tù binh.

Đến hải chiến ở Nam Sa hồi năm 1988, Trung Quốc dùng tàu lớn để đánh với tàu nhỏ Việt Nam, kết quả thì chẳng ai mà không biết. Tiếp đến, Bắc Kinh điên cuồng chiếm địa bàn, sửa chữa công sự để lập trạm phòng thủ như ngày nay. Trung Quốc còn đắp 8.000 mét vuông đất đảo và xây dựng bãi đáp trực thăng, nhà kính thực vật trên bãi đá Vĩnh Thử (đá Chữ Thập) thuộc Nam Sa”.

Cuối cùng, bài viết kết luận:

“Bắc Kinh ngày càng thích gây ra rắc rối trên Nam hải. Không chỉ cố đạt được lợi ích mà Trung Quốc còn “tát” vào các nước láng giềng rồi quay sang cho rằng họ tự đập mặt vào tay Bắc Kinh”.

Đây là một trong những bài bình luận với giọng điệu hiếm gặp được đăng trên các cơ quan ngôn luận trung ương của Trung Quốc. Trước giờ, truyền thông nước này, đặc biệt là Hoàn Cầu thời báo, thường tuyên bố “chính nghĩa” thuộc về họ trong tranh chấp trên biển. Vì thế, bài viết này là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc thừa hiểu họ đang làm sai, nhưng bất chấp.

Lucy Nguyễn
(trích dịch)

Bắc Kinh rút tàu khỏi Scarborough

Trung Quốc đang có dấu hiệu xuống thang trong căng thẳng tại bãi cạn Scarborough trên biển Đông khi rút về 2 trong số 3 tàu có mặt tại đây. Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila Trương Hoa cho biết tàu Ngư chính 310 và tàu Hải giám 084 đã rời khỏi khu vực “kèn cựa” với Philippines, chỉ để lại tàu Hải giám 075. Giới chức Bắc Kinh tuyên bố đây là động thái tỏ rõ thiện chí trong nỗ lực giải quyết căng thẳng. Tuy nhiên, chưa có xác nhận từ phía Philippines về việc Trung Quốc rút tàu. Mấy ngày qua, Manila liên tục bày tỏ lo ngại về các động thái của Bắc Kinh tại Scarborough, nơi hai bên liên tục cáo buộc nhau quấy rối tàu của mình.

Thụy Miên

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120424/hoan-cau-thoi-bao-trung-quoc-chu-dong-gay-roi-tren-bien-dong.aspx

Con Ủy viên Bộ chính trị Tô Huy Rứa thành sếp lớn

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012 0 nhận xét


Trong một sự kiện hiếm thấy, một người sinh năm 1988 - cô Tô Linh Hương, vừa được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vinaconex - PVC.

Con Ủy viên Bộ chính trị thành sếp lớn

Cô Hương là con gái Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN, ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa.

Thông tin trên trang web của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC (PVV) cho hay sáng 14/4/2012, cô Hương đã được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012.

Cô sẽ lãnh đạo công ty này trong nhiệm kỳ bốn năm 2012-2016.

... và đi thăm, động viên cán bộ, công nhân trên công trình xây dựng của Vinaconex - PVC ngày 19/4:
Cô Tô Linh Hương sinh năm 1988, là Cử nhân ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền.

Cô đỗ thủ khoa đại học năm 2005, trong thời gian ở Học viện Báo chí Tuyên truyền có thành tích học tập tốt và tham gia tích cực công tác Đoàn Thanh niên CSVN.

Cũng trang web của công ty PVV đưa tin ngay sau khi được bầu, ngày 19/4 cô Tô Linh Hương đã "đến thăm, động viên đội ngũ cán bộ, công nhân đang thi công" tại một công trình xây chung cư cao cấp ở Cổ Nhuế.
... và đi thăm, động viên cán bộ, công nhân trên công trình xây dựng của Vinaconex - PVC ngày 19/4:


Bản tin nói: "Chủ tịch HĐQT cũng chỉ đạo Ban quản lý chu đáo các vấn đề liên quan đến việc làm lán, trại, chỗ ở cho công nhân để anh em yên tâm làm việc và đảm bảo sức khỏe".

Cô Hương cũng "lưu ý ngoài việc đảm bảo tiến độ và chất lượng của công trình, đội ngũ cán bộ, công nhân thi công ở đây cần lưu ý đến vấn đề đảm bảo an toàn lao động và an toàn chung cho cả công trường..."

Trong bức ảnh đi kèm, tân chủ tịch HĐQT mặc bộ váy màu hồng và tuy đội mũ bảo hộ nhưng đi giày cao gót cũng màu hồng.

Công ty 2.000 nhân viên

PVV là công ty liên kết giữa hai Tổng Công ty nhà nước là Vinaconex và PVC, chuyên xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình, đầu tư, kinh doanh bất động sản...

Doanh thu năm 2012 của PVV ước tính 950 tỷ đồng. Công ty có gần 2.000 cán bộ công nhân viên, lương trung bình được nói vào khoảng tám triệu đồng/tháng.

Chưa rõ kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của tân Chủ tịch HĐQT như thế nào.

Tô Linh Hương

Sinh năm 1988

Đỗ thủ khoa vào đại học năm 2005, ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

Được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vinaconex - PVC sáng ngày 14/04/2012

Sẽ lãnh đạo PVC trong nhiệm kỳ bốn năm 2012-2016

Là con gái của ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng

Người tiền nhiệm của cô Tô Linh Hương ở PVV, ông Trương Quốc Dũng, cũng là một người rất trẻ mới ở ngưỡng tuổi 30.

Cô Hương là con gái của ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.

Ông Rứa, sinh năm 1947, từng phụ trách lĩnh vực lý luận của Đảng trong vị trí Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.

Ông được bầu bổ sung vào Bộ chính trị Đảng CSVN tại Hội nghị Trung ương 9 hồi tháng 1/2009 và tái đắc cử tại Đại hội Đảng XI tháng 1/2011. Tháng 2/2011, ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Nói chung giới quan sát cho rằng tuy đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực tư tưởng, ông Rứa không có ảnh hưởng mạnh trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế.

Trong một điện văn viết cuối năm 2009, được tiết lộ trên Wikileaks ngày 30/08/2011, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam nhận xét ông Tô Huy Rứa thuộc phe cứng rắn (hard-liners) trong Đảng. Ông bị cho là đã chỉ đạo thắt chặt kiểm soát báo chí và tự do ngôn luận ở trong nước.

Lãnh đạo trẻ

Ngay sau khi được bầu, bà Hương đã đi thị sát công trình

Cô Tô Linh Hương là nhân vật mới nhất trong thế hệ các lãnh đạo trẻ, có xuất thân gia đình ở các chức vụ cao trong Đảng và nhà nước, mà dư luận Việt Nam gọi là các 'hạt giống đỏ'.

Một số người khác có thề̉ kể đến là con gái của Thủ tướng đương nhiệm, bà Nguyễn Thanh Phượng, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt; hay ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng, con trai ông Nguyễn Văn Chi, ủy viên Bộ Chính trị khóa X.

Điểm đặc biệt của những lãnh đạo trẻ này là có học thức, được đào tạo bài bản, nhiều người du học tại các trường nổi tiếng thế giới.

Nhiều vị cũng tỏ ra năng động, nắm bắt được cơ hội.

Việt Nam là nước châu Á và ít nhiều chia sẻ với Trung Quốc có truyền thống để con cái các nhân vật cao cấp hoặc 'công thần' của chế độ cộng sản tiếp nối truyền thống chính trị gia đình, dù không rõ rệt như Bắc Triều Tiên.

Tại Trung Quốc, nhân vật được cho là sẽ lên làm Chủ tịch nước, chủ tịch Đảng nhiệm kỳ tới, ông Tập Cận Bình, là con của một cán bộ cao cấp lão thành, ông Tập Trọng Huân.

Con cháu các nhân vật cao cấp của Đảng và Nhà nước tại Trung Quốc cũng công khai chiếm nhiều vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống quyền lực, tạo ra cái tên 'Thái tử Đảng' (Chinese princelings).

Nguồn: BBC Tiếng Việt.

Hiểm họa Trung Quốc và bài học Thổ Nhĩ Kỳ

0 nhận xét

Chiến tranh sẽ đến. Không cần phải là nhà tiên tri hay nhà khoa học xã hội cũng có thể đoán được. Lịch sử loài người đã chứng minh chiến tranh và hòa bình là hai mặt biện chứng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Vegetius trong tác phẩm nổi tiếng Quan tâm về các vấn đề quân sự (De Re Militari) xuất bản vào thế kỷ thứ năm đã viết “Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh”. Từ chiến tranh bộ lạc sang chiến tranh thuộc địa, chiến tranh khu vực, chiến tranh thế giới, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh lạnh, chiến tranh giữa những người cùng chủng tộc, trong từng giờ, từng phút máu của nhân loại đã và đang đổ xuống tại nhiều nơi trên trái địa cầu ngày càng chật hẹp này.


Trong lúc chiến tranh là một sự kiện khó thể tránh khỏi, trong đó, nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát và quyết định của giới lãnh đạo và nhân dân các quốc gia nạn nhân, những nhà lãnh đạo khôn ngoan, có tầm nhìn xa, biết chọn đúng thế đứng chính trị, không những tránh được chiến tranh mà còn vận dụng các xung đột quốc tế để đem về các lợi ích lâu dài cho quốc gia họ.

Mustafa Kemal Atatürk nhìn về tương lai Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal Atatürk từ năm 1923 đến năm 1938 và các chính phủ về sau là một bài học lớn cho nhiều quốc gia vừa thoát khỏi chế độ phong kiến và thuộc địa. Trong số đó, hai bài học quan trọng:

1. Sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa của dân tộc và hướng phát triển dân chủ của thời đại.

2. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và khi cần phải biết chọn lựa dứt khoát một thế đứng trong bang giao quốc tế có lợi cho sự phát triển lâu dài của đất nước.

Mustafa Kemal Atatürk, thường được gọi tắt Mustafa Kemal, sinh năm 1881 tại Salonika trong một gia đình theo Hồi Giáo, thuộc Đế Chế Ottoman. Ông vào trường chuyên quân sự khi tuổi mới 12. Mustafa Kemal được nhận vào học viện quân sự năm 1902 và tốt nghiệp đại học quân sự năm 1905. Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ, Đế Chế Ottoman liên minh với Đức và Hung. Mustafa Kemal chỉ huy sư đoàn 19 thuộc binh đoàn 2 và đưa quân vào hành lang Đông Âu. Ông là một sĩ quan xuất sắc, dạn dày trận mạc, chiến đấu dũng cảm và được tặng thưởng 24 huân chương chiến công. Mặc dù những năm cuối của thế chiến thứ nhất, liên quân Đức-Hung thua nhiều trận lớn nhưng binh đoàn 16 dưới quyền Mustafa Kemal đã liên tục đánh bại quân Nga. Khi Cách Mạng Cộng Sản 1917 bùng nổ, Nga rút quân.

Sau thế chiến thứ nhất, Đế Chế Ottoman sụp đổ, lãnh thổ bị chia cắt và phần Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay bị đồng minh dưới quyền của Anh chiếm đóng. Tướng Mustafa Kemal thoát ly khỏi chế độ Ottoman để phát động một phong trào võ trang đòi độc lập cho Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù bị kết án tử hình vắng mặt, Mustafa Kemal vẫn được bầu vào quốc hội Ottoman. Khi quốc hội này bị Anh giải tán, Mustafa Kemal kêu gọi bầu quốc hội khác và đặt trụ sở tại bản doanh của phong trào độc lập ở Ankara. Quốc hội mới được bầu ra qua danh xưng Đại Nghị Quốc Gia (Grand National Assembly) gọi tắt là GNA. Ngày 5 tháng 8 năm 1921, Mustafa Kemal được GNA phong làm tổng tư lịnh quân đội phong trào giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ. Quân khởi nghĩa dưới quyền Mustafa Kemal đánh bại liên quân Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp tại nhiều nơi. Kết quả, hiệp ước Lausanne ra đời ngày 24 tháng 7 năm 1923 công nhận nền độc lập của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

Tức khắc sau khi trở thành tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa non trẻ, Mustafa Kemal đặt mục tiêu hiện đại hóa đất nước lên hàng đầu. Trung tâm quyền lực chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn này là GNA trong đó đảng Cộng Hòa Nhân Dân do Mustafa Kemal thành lập giữ gần như đa số tuyệt đối. Hiện đại hóa không chỉ được tiến hành trong lãnh vực kinh tế nhưng quan trọng hơn trong chính trị, văn hóa, giáo dục. Trong suốt thời gian lãnh đạo quốc gia, Mustafa Kemal thực hiện hàng loạt các biện pháp cấp tiến bao gồm việc giải tán các cơ sở giáo dục Hồi Giáo, bỏ tiếng Á Rập và thay bằng ngôn ngữ Thổ dùng mẫu tự La Tinh, thành lập các ủy ban nghiên cứu sự thành công của hệ thống kinh tế Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Thụy Điển để áp dụng một cách hữu hiệu vào điều kiện một quốc gia Hồi Giáo như Thổ. Mùa hè 1924, Mustafa Kemal còn mời nhà giáo dục Mỹ John Frederick Dewey thuộc trường đại học Columbia, đến Thổ để cố vấn chính phủ về cải cách giáo dục.

Cơ sở lý luận Kemal

Để định hướng lâu dài cho đất nước, Mustafa Kemal xây dựng cơ sở lý luận Kemal (Kemalism) đặt căn bản trên ba thành tố chính: Cộng Hòa (Republicanism), Dân Túy (Populism) và Thế Tục (Secularism). Về thành tố Cộng Hòa, Mustafa Kemal thay thế các nguyên tắc lãnh đạo quân chủ bằng các nguyên tắc dân chủ pháp trị trong đó các quyền dân sự do chính nhân dân quyết định qua hình thức dân chủ đại diện. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và được bầu lên qua một cuộc đầu phiếu phổ thông. Về thành tố Dân Túy (Populism), Mustafa Kemal quan niệm cách mạng dân tộc dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ là một cuộc cách mạng xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích của toàn dân. Ông đề cao các giá trị văn hóa lịch sử Thổ và xem đó như hành trang lên đường hướng tới một tương lai sáng lạng cho dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ. Về thành tố Thế Tục (Secularism ), Mustafa Kemal chủ trương tách tôn giáo ra khỏi nhà nước. Ngay cả câu “Nền tảng tôn giáo của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ là Hồi Giáo” trước đó được xem như là tự nhiên trong một nước với 99.8% dân số theo đạo Hồi, cũng bị gạch bỏ khỏi hiến pháp. Thái độ dứt khoát của Mustafa Kemal về tôn giáo không nhằm xóa bỏ tôn giáo hay thù địch tôn giáo nhưng nhằm mở rộng tự do tư tưởng và nâng cao vai trò độc lập của chính phủ trong một xã hội vốn đã bị ảnh hưởng tôn giáo đè nặng suốt sáu thế kỷ dưới thời Đế Chế Ottoman.

Chính sách Thổ Nhĩ Kỳ trong thế chiến thứ hai

Về đối ngoại, vài năm trước khi qua đời vào ngày 10 tháng 11 năm 1938, Mustafa Kemal tìm cách cải thiện mối quan hệ ngoại giao với Anh để cân bằng cán cân ảnh hưởng với Liên Xô.

Tổng thống thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü, người kế vị Mustafa Kemal ý thức sự chịu đựng của nhân dân Thổ trong suốt 14 năm chiến tranh từ 1908 đến 1922 nên quyết tâm bằng mọi cách tránh đưa đất nước vào vòng chiến một lần nữa. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, Mustafa İsmet İnönü tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ trung lập. Nhờ thế, trong lúc phần lớn châu Âu chìm trong biển lửa, Thổ Nhĩ Kỳ dù là vị trí trái độn giữa hai khối, không bị ảnh hưởng gì.

Tuy nhiên, cuối tháng 2 năm 1945, khi số phận của khối trục chỉ còn tính bằng ngày, Tổng thống Mustafa İsmet İnönü đã khôn khéo chọn lựa đứng về phía đồng minh. Dù không có một người lính Thổ nào ra trận, theo quyết định của hội nghị Yalta, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn được xem là quốc gia đồng minh và là một trong những hội viên thành lập đầu tiên của Liên Hiệp Quốc. Cả Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill đều muốn Thổ Nhĩ Kỹ, quốc gia có vị trí chiến lược ngay sân sau của Liên Xô, đứng về phía họ nên đã khuyến khích Thổ tham gia phe đồng minh. Tương tự, Joseph Stalin cũng đánh giá cao vị trí chiến lược của Thổ và mặc dù không tin tưởng hẳn, y vẫn nghĩ chính phủ Thổ sẽ tiếp tục ủng hộ chính sách đối ngoại của Liên Xô như trước đây nên đã đồng ý đề nghị của Thủ tướng Churchill.

Liên Xô tham vọng độc chiếm Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ

Ngay sau khi thế chiến thứ hai vừa chấm dứt, tham vọng bành trướng về phía đông của Stalin đang trên đà chiến thắng lộ rõ nhất là qua xung đột Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ (The Turkish Straits) gồm hai eo biển Bosphorus và Dardanelles nằm giữa Bắc Hải và Địa Trung Hải. Eo biển Thổ là nguồn hải lưu huyết mạch và là chiếc cầu biển nối hai châu Âu và Á. Eo biển là trái tim của Thổ Nhĩ Kỳ. Bất cứ quốc gia nào làm chủ Eo biển sẽ giữ vị trí quân sự và chính trị quyết định trong toàn vùng Biển Bắc và khu vực Balkans.

Ngày 19 tháng Ba năm 1945, Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav M. Molotov thông báo cho đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên Xô biết Liên Xô đơn phương hủy bỏ Hiệp Ước Cam Kết Không Xâm Lược (Non-Aggression Pact) giữa Liên Xô và Thổ được ký kết ngày 17 tháng Giêng năm 1925. Tham vọng bành trướng của Liên Xô không phải chỉ là chính sách riêng của Stalin nhưng là một bước kế tục truyền thống khống chế các nước nhỏ chung quanh đã có từ thời các Sa Hoàng Nga.

Khi chính phủ Thổ tìm cách làm dịu mối quan hệ, Liên Xô đưa ra hàng loạt điều kiện bao gồm việc chia quyền điều hành Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, Hồng quân Liên Xô có trách nhiệm bảo vệ an ninh Eo biển, và ngoài ra, Thổ phải trao trả cho Liên Xô hai vùng đất Kars và Ardahan đang thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối.

Thổ Nhĩ Kỳ chọn gia nhập NATO

Trước sự đe dọa của Liên Xô và sự phân cực rõ nét của chính trị thế giới sau thế chiến thứ hai, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü ý thức rằng để bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và hiện đại hóa đất nước, Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ chính sách đối ngoại hợp tác theo kiểu bình đẳng cùng có lợi với mọi quốc gia để đứng về một phía có triển vọng phục vụ tốt nhất cho quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài của Thổ. Thổ Nhĩ Kỳ dứt khoát đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô.

Ngày 22 tháng 5 năm 1947, Tổng thống Truman ký quyết định viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Năm 1948, các cố vấn quân sự Mỹ bắt đầu giúp đỡ chính phủ Thổ tái trang bị và hiện đại hóa quân đội.

Mỹ và Anh muốn dùng đất Thổ như một tiền đồn và quân đội Thổ như một đơn vị tiền phương để làm chậm sức tấn công của bộ binh Liên Xô một khi chiến tranh giữa hai khối bùng nổ trong lúc chờ đợi không lực Anh Mỹ mở các cuộc phản công phát xuất từ các căn cứ không quân đặt tại Ai Cập. Dĩ nhiên, chính phủ Thổ biết rõ thâm ý của Anh và Mỹ nhưng đó là cái giá phải chọn vì nền an ninh và sự thịnh vượng của quốc gia Thổ.

Theo tổng kết được ghi lại trong tài liệu Tương lai chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ (The future of Turkish Foreign Policy) của hai tác giả Lenore G. Martin và Dimitris Keridis, trong năm 1948, Mỹ viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ 180 phi cơ chiến đấu F-47, 30 phi cơ oanh tạc B-26 và 86 phi cơ vận tải C-47. Trong thời điểm 1948, đó là một viện trợ quân sự lớn. Với số vũ khí mới, quân đội Thổ không những có thể ngăn chặn mà nếu cần còn có khả năng oanh tạc các nguồn dầu khí của Liên Xô tại Romania và trong vùng Caucasus.

Tuy nhiên súng đạn không phải chỉ là những gì Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhưng quan trọng hơn là sự bảo đảm bằng một liên minh quân sự quốc tế. Nói rõ hơn, Thổ muốn trở thành hội viên chính thức của Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Mustafa İsmet İnönü tin tưởng hỏa lực hùng hậu của NATO và Hạm đội Địa Trung Hải của Mỹ là bức tường thành vững chắc nhất để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Liên Xô xâm lược. Để chứng tỏ thiện chí, Thổ Nhĩ Kỳ gởi quân tham chiến bên cạnh các lực lượng Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên.

Ngày 18 tháng 2 năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành hội viên của NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ sau khi gia nhập NATO

Sau khi gia nhập khối dân chủ tây phương, Thổ Nhĩ Kỳ phát triển một cách nhanh chóng trong mọi lãnh vực. Thổ Nhĩ Kỳ có nền kinh tế lớn hạng thứ 17 thế giới với lợi tức bình quân đầu người trên 10 ngàn đô la và là thành viên của G-20. Từ một nước phải chịu nhún nhường trước Liên Xô và sau đó lệ thuộc vào vũ khí của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một quốc gia tự sản xuất và xuất cảng võ khí tối tân. Không quân Thổ là một trong những lực lượng không quân lớn nhất của NATO. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong năm quốc thành viên của Chính Sách Sử Dụng Nguyên Tử trực thuộc NATO. Hiện nay có 90 bom nguyên tử loại B61 được đặt tại căn cứ quân sự Incirlik trên đất Thổ. Nếu có một chiến tranh nguyên tử, không lực Thổ Nhĩ Kỳ với sự chấp thuận của NATO có quyền sử dụng các vũ khí nguyên tử đó. Các phi đoàn chiến đấu F-16C tối tân của không quân Thổ Nhĩ Kỳ do chính công ty Công Nghiệp Không Gian Thổ (Turkish Aerospace Industries) sản xuất. Thổ Nhĩ Kỳ còn là thành viên của chương trình sản xuất phi cơ chiến đấu F-35, một trong những đề án kỹ thuật cao cấp và đắc giá nhất.

Trước các thành tựu về kinh tế, chính trị và quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ, không cần phải phân tích, mọi người đều có thể hiểu, chính hạt mầm dân chủ quý giá mà những người thành lập cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ gieo trên mảnh đất đầy phân hóa vì độc tài phong kiến đã lớn lên thành cây xanh, trái ngọt cho các thế hệ Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay. Mười năm sau ngày độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal đã phát biểu “Cộng hòa có nghĩa lãnh đạo một quốc gia dân chủ. Chúng ta thành lập chế độ Cộng Hòa đã mười năm, nó phải thỏa mãn các đòi hỏi của một chế độ dân chủ khi cần đến.”

Sự chọn lựa nào mà chẳng có hy sinh. Con đường dẫn đến dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ không phải bằng phẳng. Với một quốc gia mang truyền thống quân sự từ thời Đế Chế Ottoman, trong suốt mười năm đầu sau độc lập, nước Thổ vẫn còn chịu đựng nhiều biến cố đảo chánh, ám sát, lật đổ, treo cổ, tranh chấp giữa chính quyền dân sự và các tưởng lãnh, nhưng tất cả đều không rung chuyển được nền tảng dân chủ tại Thổ.

Và cũng không cần phải phân tích nhiều, mọi người đều hiểu sự chọn lựa dứt khoát của cấp lãnh đạo Thổ sau thế chiến thứ hai đã có ảnh hưởng quyết định trong việc đưa đất nước vượt qua hẳn quá khứ chậm tiến lạc hậu để trở thành một quốc gia dân chủ tiến bộ duy nhất trong khối các quốc gia Hồi Giáo. Thật vậy, nếu 1945, các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận các yêu sách của Stalin và trở thành một chư hầu không Cộng Sản của Liên Xô, nước Thổ vẫn là một nước Hồi Giáo nghèo nàn, lạc hậu và yếu kém như nhiều quốc gia Hồi Giáo Á Phi khác hiện nay.

Trung Quốc muốn gì ở Việt Nam?

Mặc dù có những thay đổi chiến thuật trong từng thời kỳ, về căn bản, mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc từ khi bắt đầu can dự vào cuộc chiến Việt Nam đến nay vẫn không thay đổi. Một cách vắn tắt như đã viết trong các bài trước, Trung Quốc muốn Việt Nam:

1. Hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc về chế độ chính trị.

2. Một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Quốc.

3. Trung Quốc độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.

Về mặt chính trị. Hai nỗi lo lớn của giới lãnh đạo CS Trung Quốc là sợ bị bao vây từ bên ngoài và diễn biến hòa bình bên trong nội bộ Trung Quốc. Nhìn quanh, họ chỉ thấy kẻ thù. Thật vậy, hầu hết các quốc gia dân chủ trong vùng từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan, tuy mức độ khác nhau nhưng đều là các quốc gia đang có những mâu thuẫn căn bản với Trung Quốc, không những về quyền lợi kinh tế mà cả chế độ chính trị. Mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CS Trung Quốc cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lê Nin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắc máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật. Hai cơ chế chính trị Cộng Sản Trung Quốc và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Quốc không chỉ giúp giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Không giống như điều kiện chính trị thời điểm hội nghị Thành Đô, các phát triển chính trị và quân sự vùng Á Châu và Thái Bình Dương đang diễn ra cho thấy cuộc cách mạng dân chủ có nhiều khả năng diễn ra tại Việt Nam sớm hơn Trung Quốc.

Về mặt kinh tế. Hơn ai hết, giới lãnh đạo CS Trung Quốc biết chế độ CS như người đi trên dây, ngồi trên lưỡi dao cạo. Sự ổn định tại Trung Quốc hiện nay chỉ là sự ổn định tạm thời vì cơ chế chính trị Trung Quốc vốn được xây dựng trên một nền tảng bất ổn. Trong suốt 40 năm từ khi chương trình hiện đại hóa của Đặng Tiểu Bình ra đời, các thế hệ lãnh đạo đảng đã tập trung vào việc phát triển kinh tế để vừa thỏa mãn nhu cầu vật chất của người dân và vừa hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản. Hai yếu tố hàng đầu của một nền kinh tế sản xuất là lao động và nguyên liệu. Lợi thế của Trung Quốc là nguồn lao động rẻ nhưng trong điều kiện một quốc gia có mức độ lãng phí nguyên vật liệu cao trong các nước đang phát triển như Trung Quốc, việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho một nền kinh tế khổng lồ nhưng lạc hậu về quản trị là một thách thức lớn cho giới lãnh đạo.

Hàng hóa của Trung Quốc xuất cảng phần lớn là hàng hóa tiêu dùng nhưng đây cũng là những loại sản phẩm mà quốc gia nào cũng có thể sản xuất được. Sự lớn mạnh của khối được gọi là các Nền Kinh Tế Đang Hứa Hẹn (Emerging Economies) trong đó Ấn Độ, với dân số 1.2 tỉ và mức xuất cảng cùng loại hàng hóa như Trung Quốc tăng 100 phần trăm trong vòng 10 năm qua là mối đe dọa lớn cho hàng hóa Trung Quốc. Để duy trì giá thành sản phẩm thấp, Trung Quốc không thể mua nguyên liệu theo giá trên các thị trường quốc tế London, New York hay nhập từ các nước châu Âu nên đã tìm cách khai thác các nguồn nguyên liệu rẻ qua chính sách thực dân đỏ bất nhân, như đang diễn ra tại nước châu Phi, như trường hợp Congo.

Riêng với Á châu, khu vực này không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho nền kinh tế Trung Quốc. Miếng mồi ngon nhất, hấp dẫn nhất, đủ tiêu chuẩn kinh tế, chính trị, quân sự nhất không đâu khác hơn là Việt Nam. Chủ trương muốn Việt Nam là phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược châu Á của Trung Quốc quá rõ ràng, không cần phải một nhà phân tích chính trị cỡ Carlyle Thayer mới thấy mà ngay trong tác phẩm Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc Trong 30 Năm Qua Nxb Sự Thật, Hà Nội tháng 10, 1979, giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam cũng đã tự thú điều này “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ”.

Điểm giống nhau và khác nhau giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ


Về mặt địa lý chính trị và quân sự, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều điểm giống nhau. Tham vọng thiên triều của các triều đại phong kiến Trung Hoa đối với các quốc gia nhỏ vùng Đông Nam Á, đặc biệt với Việt Nam, thâm độc không khác gì truyền thống nước lớn của các Sa Hoàng Nga đối với các nước Đông Âu. Hoàng Sa và Trường Sa, đôi mắt của Việt Nam nhìn ra Thái Bình Dương quan trọng không kém gì Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, trái tim Thổ Nhĩ Kỳ trong vùng Địa Trung Hải. Khát vọng của dân tộc Việt Nam mong được sống trong tự do, thanh bình, thịnh vượng sau bao nhiêu năm chiến tranh tàn phá cũng sâu thẳm như ước vọng tự do, dân chủ và thịnh vượng của dân tộc Thổ sau nhiều năm chiến tranh dưới thời Đế Chế Ottoman, thế chiến thứ nhất và chiến tranh giành độc lập.

Sau thế chiến thứ hai và nhất là sau sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản, lục địa châu Âu hiện nay được xem là ổn định. Hầu hết các quốc gia vừa thoát khỏi chế độ Cộng Sản, kể cả Nga, vẫn còn trên đường phục hồi kinh tế, chính trị và phục hưng các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc họ. Xung đột thế giới tới đây được các nhà phân tích kinh tế chính trị nhận xét sẽ là xung đột Á Châu, nơi đang tồn tại các hệ thống chính trị đối nghịch, các quyền lợi kinh tế đối nghịch và các chính sách phát triển đối nghịch. Vì lý do địa lý chính trị, Việt Nam được xem là một trong những điểm nóng nhất và có thể sẽ là ngòi nổ của cuộc xung đột châu Á và Thái Bình Dương.

Liệu Việt Nam có thoát khỏi chiến tranh châu Á như Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng bên ngoài biển lửa châu Âu?

Liệu giới lãnh đạo CSVN có khả năng hóa giải các nguồn ngoại lực và biết vận dụng vị trí chiến lược của bán đảo Việt Nam một cách khôn ngoan để phục vụ cho lợi ích lâu dài của đất nước như các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã làm?

Trước mắt, không có dấu hiệu gì cho thấy giới lãnh đạo CSVN có một nhận thức chính trị quốc tế sáng suốt và cũng không có khả năng nào cho thấy họ có thể từ bỏ các quyền lợi của đảng Cộng Sản vì sự sống còn của dân tộc như các lãnh đạo đảng Cộng Hòa Nhân Dân Thổ. Những chờ đợi mỏi mòn, những van xin tha thiết, những thỉnh nguyện thư trang trải hết ruột gan đều không mềm lòng những kẻ mà tham vọng quyền lực và quyền lợi đã thấm vào máu, ăn sâu vào xương tủy.

Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ nhận viện trợ của Liên Xô để tái thiết đất nước trong những năm đầu sau độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal cũng đã công khai cam kết với nhân dân Thổ: “Quan hệ hữu nghị với Liên Xô không có nghĩa là chấp nhận ý thức hệ Cộng Sản. Chủ nghĩa Cộng Sản là một vấn đề xã hội. Các điều kiện xã hội, tôn giáo và truyền thống dân tộc của đất nước chúng ta khẳng định chủ nghĩa Cộng Sản không thể áp dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ”. Việt Nam thì khác, từ ngày thành lập đảng, mặc cho bao đổi thay trên thế giới, các cấp lãnh đạo CSVN vẫn suốt ngày ra rả “Chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu” và quan hệ giữa hai đảng CS Việt Nam và CS Trung Quốc vẫn là quan hệ “như môi với răng”, “vừa là đồng chí vừa là anh em” như những năm trước 1975.

Còn lại gì hôm nay?

Giống như Adolf Hitler lợi dụng chính sách đối ngoại Nhân nhượng (Appeasement) của Thủ tướng Anh Neville Chamberlain trước thế chiến thứ hai để chiếm đoạt Sudetenland, lãnh thổ chiến lược và giàu tài nguyên nhất của Cộng Hòa Tiệp Khắc, Trung Quốc cũng đang lợi dụng sự bất ổn kinh tế thế giới và chính sách đối ngoại Nhân nhượng của Barack Obama để củng cố bộ máy quân sự và mở rộng ảnh hưởng tại Á Châu. Dân tộc Việt Nam phải đối diện với thách thức về cả hai mặt, bên trong, một giới lãnh đạo tham quyền cố vị, ươn hèn, và bên ngoài, một chủ nghĩa xâm lược dã man nhất trong lịch sử loài người.

Yếu tố duy nhất còn lại là sức mạnh tổng hợp của các thành phần dân tộc. Chính các thành phần dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước là lực duy nhất nằm ngoài sự kiểm soát của hai đảng Cộng Sản và cũng là lực duy nhất có khả năng đưa Việt Nam ra khỏi bờ vực chiến tranh và đưa đất nước tới một tương lai sáng lạng cho con cháu mai sau. Các thành phần dân tộc không chỉ là những người đang công khai chống đảng, những người đứng ngoài cơ chế lãnh đạo, những người không Cộng Sản nhưng là bất cứ ai nhận thức được manh tâm của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, bản chất sai lầm trong cơ chế độc tài đang thống trị Việt Nam và chọn lựa dứt khoát đứng về phía dân tộc. Thấy được con đường dân tộc phải đi và dâng hiến tình yêu cho đất nước không bao giờ quá trễ. Không ai chiêu hồi ai. Không ai tha tội ai. Không ai sách động ai. Hành trang là tinh thần độc lập, tự chủ của tổ tiên giòng giống Việt. Chọn lựa của thời đại không chỉ là chọn lựa giữa dân chủ hay độc tài nhưng quan trọng hơn thế nữa, là mất hay còn, tồn tại hay diệt vong của một dân tộc.

Từ vùng Balkans cho đến châu Phi, lịch sử nhân loại để lại vô số bài học, chỉ vì giới lãnh đạo sai lầm và thiển cận, chỉ vì dân tộc chia rẽ và phân hóa mà nhiều quốc gia, vương quốc, đế quốc, một thời hưng thịnh đã vĩnh viễn bị xóa tên. Tất cả sẽ trở thành vô nghĩa khi Việt Nam không còn có mặt trên bản đồ thế giới. Nhạc sĩ Việt Khang đặt ra một câu hỏi nhức nhối không phải cho bộ máy công an đang giam cầm em, cho lãnh đạo đảng Cộng Sản mà cho toàn dân tộc “Cội nguồn ở đâu, khi thế giới nay đã không còn Việt Nam?”.



Trần Trung Đạo
danlambaovn.blogspot.com

Vấn đề Trung Quốc của thế giới và của Việt Nam

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012 0 nhận xét


Biến cố Tháng Tư 1975 làm thay đổi vận mệnh quốc gia, trong đó, bản thân chúng ta chỉ là mảnh vụn rất nhỏ. Nhưng cũng từ đó, chúng ta đều phải suy nghĩ về đất nước và không chỉ tưởng niệm hoặc luyến tiếc mỗi năm vào dịp Tháng Tư. Chúng ta suy nghĩ về quá khứ với câu hỏi "Tại sao?" - và về tương lai với câu hỏi "Sẽ Ra Sao?"

trung quoc

Không tham gia bất cứ một tổ chức đấu tranh chính trị nào, bản thân chúng tôi kính trọng những người đấu tranh dù có khi không hoàn toàn đồng ý về mọi chuyện. Và càng kính trọng những người đấu tranh vì lý tưởng hơn là vì mơ tưởng sẽ có một vai trò chính trị nào đó trong tương lai.

Cũng vì vậy mà chúng tôi có mặt trên diễn đàn này, như một người nghiên cứu về kinh tế và quan tâm đến Trung Quốc từ nhiều giác độ khác nhau.

Bài tiểu luận rất tóm gọn của chúng tôi sẽ có bốn phần và rất ít con số khô khan, chỉ với ước mong là gợi ý suy tư về chuyện quốc gia và quốc tế.

Trước hết là về bối cảnh chung: "Vì sao Trung Quốc là vấn đề?" Kế tiếp mới là "Vấn đề Trung Quốc của thế giới", và "Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam". Sau cùng là phần kết luận, "Vấn đề Trung Quốc của chúng ta" - với vài câu hỏi... nhức đầu.

Chúng tôi xin đầu tiên nói về bối cảnh.

Vì Sao Trung Quốc là Vấn Đề?

Quốc gia nào cũng có những giai đoạn thăng trầm trong lịch sử của từng dân tộc. Trong thế giới gọi là "toàn cầu hóa" ngày nay, hầu hết các quốc gia đều cũng có quan hệ với nhau, về ngoại giao, kinh tế hay an ninh.

Trung Quốc là trường hợp cá biệt vì nhiều di sản của quá khứ.

Sau nhiều thế kỷ là đại cường Á châu và thế giới, Trung Quốc đã trải gần hai thế kỷ lụn bại vì nội loạn từ bên trong và ngoại xâm từ bên ngoài. Những biến cố kéo dài như vậy có ảnh hưởng đến tâm lý của dân tộc, chính yếu là Hán tộc. Vừa tự tôn vừa tự ti có thể là một phản ứng tiêu biểu. Khinh thường mà cũng nghi ngờ và e sợ thiên hạ là cách nói dễ hiểu hơn.

Sau nửa thế kỷ nội loạn triền miên, Trung Quốc chỉ giải quyết xong vấn đề ngoại xâm từ hậu bán thế kỷ 20, vào năm 1949, rồi mất 30 năm điên khùng với bài toán dựng nước. Điên khùng vì sự hoang tưởng của Mao. Cho đến năm 1979, xứ này mới tìm được lối ra nhờ Biến cố Tháng Tư 1975 làm thay đổi vận mệnh quốc gia, trong đó, bản thân chúng ta chỉ là mảnh vụn rất nhỏ. Nhưng cũng từ đó, chúng ta đều phải suy nghĩ về đất nước và không chỉ tưởng niệm hoặc luyến tiếc mỗi năm vào dịp Tháng Tư. Chúng ta suy nghĩ về quá khứ với câu hỏi "Tại sao?" - và về tương lai với câu hỏi "Sẽ Ra Sao?".

Từ đó, trong 30 năm liền, xứ này đã tạm yên với chiến lược tăng trưởng khi mở cửa giao lưu kinh tế với thế giới. Tăng trưởng bằng mọi giá là một cách nói dễ hiểu.

Nhờ dân số đông nhất địa cầu và lại là nước đi sau có thể học được kiến thức và kinh nghiệm các nước đi trước, xứ này sớm thành cường quốc kinh tế. Một quốc gia có trọng lượng kinh tế thứ nhì thế giới. Nhưng người dân thì vẫn thuộc loại "Ba Bê", nghèo như các nước Belarus, Belize hay Bolivia, nếu tính bằng lợi tức đầu người.

Đấy là một mâu thuẫn tâm lý đáng chú ý.

Vì yếu tố lịch sử - và đôi khi văn hóa – Trung Quốc cho rằng thế giới có tội về những tai họa của họ từ thời suy sụp của nhà Mãn Thanh. Và rằng từ nay sự thể sẽ khác. Vì vậy, trong quan hệ với các quốc gia, lãnh đạo xứ này không hề có một chút mặc cảm khi làm những điều mà thế giới không còn chấp nhận nữa. Lãnh đạo Trung Quốc có đầy đủ kiến thức của thế kỷ 21, nhưng hành xử với thủ đoạn trung cổ, theo những nấc thang giá trị đã lỗi thời, mà họ vẫn coi là chính đáng.

Vì vậy, chúng ta mới có vấn đề Trung Quốc.

Về ngoại giao, Trung Quốc là thành viên thường trực và có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, và cũng tham dự vào hầu hết mọi tổ chức chuyên môn quốc tế. Có quan hệ với gần 200 quốc gia lớn nhỏ trên thế giới, Trung Quốc không hành xử như cường quốc có trách nhiệm về sự yên bình của địa cầu. Khi cần trục lợi thì ngoại giao chỉ là một phương tiện, và đạo lý quốc tế là một chướng ngại mà họ tự cho là có quyền phủ nhận.

Về kinh tế, xứ này cũng có chủ trương lý tài và thực dụng trong mục tiêu tối thượng là trục lợi. Tức là sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để giành phần hơn, kể cả ăn cắp, ăn cướp, bằng luật lệ hoặc qua tình báo, tham nhũng, mua chuộc. Chủ trương phát triển nền tư bản nhà nước cho phép lãnh đạo xứ này sử dụng các doanh nghiệp nhà nước trong tinh thần chiến đấu để ăn cướp. Chúng ta có cả trăm trường hợp minh diễn chuyện này.

Về môi trường, Trung Quốc là một trung tâm gây ô nhiễm toàn cầu mà... bất chấp. Họ không tham gia vào nỗ lực chung của cả thế giới để bảo vệ môi trường sinh sống của nhân loại và bên trong cũng chẳng kiểm soát việc bảo vệ môi sinh vì coi đó là một trở ngại cho tăng trưởng. Tăng trưởng bằng mọi giá là một chủ trương, cái giá ấy, ai sẽ trả, bao giờ trả thì không đáng kể.

Cũng về môi trường, chuyện đáng nói hơn cả là sau khi tấn công Tây Tạng năm 1950 rồi hoàn toàn kiểm soát xứ này từ năm 1959, Trung Quốc đang làm chủ Cao nguyên Tây Tạng và phần lớn của rặng Hy Mã Lạp Sơn đầy băng tuyết. Đây là đỉnh cao nhất thế giới, và một đệ tam cực sau Nam-Bắc cực, trung tâm phát nguyên những con sông lớn nhất Á Châu. Đây cũng là một "tháp nước" của toàn cầu, nơi cung cấp nước ngọt qua mạng lưới sông ngòi nuôi sống hơn một tỷ người dân Á Châu.

Khi kiểm soát Hy Mã Lạp Sơn và Cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc làm chủ nguồn nước của hầu hết các nước Á Châu vây quanh. Và họ điều tiết nguồn nước đó cho mình mà bất kể đến quyền lợi hay sinh mệnh người dân xứ khác, dù là Pakistan, Kyrgyzstan, Ấn Độ, Bangladesh, hay Miến Điện, Thái Lan và ba nước Đông Dương Việt, Miên, Lào. Năm nước sau cùng này đều có thể sống hay chết vì sông Mekong và lưu vực của dòng sông là nơi sinh hoạt của 60 triệu dân.

Trong khi ấy, Cao nguyên Tây Tạng cũng là nơi hủy thải phế vật uranium của kỹ nghệ hạch tâm, theo tiêu chuẩn mất an toàn đặc biệt của Trung Quốc.

Kết hợp ngần ấy chuyện ngoại giao, kinh tế và môi sinh, Trung Quốc còn là vấn đề khi hợp tác, mua chuộc và khuynh đảo các chế độc độc tài và hung đồ của thế giới, miễn là đảm bảo được quyền lợi của mình. Mọi chế độ độc tài còn rơi rớt lại trên thế giới đều là thân chủ của Trung Quốc và được Bắc Kinh bao che, bảo vệ, từ Bắc Hàn đến Việt Nam, từ Sudan tới Iran, Syria...

Sau cùng, về an ninh và quân sự, Trung Quốc tự cho mình quyền bảo vệ luồng giao lưu buôn bán, lần đầu tiên trong lịch sử được mở ra thế giới bên ngoài. Nhưng bảo vệ theo màu sắc Trung Hoa thời cổ. Không chỉ chiếm đóng các lân bang để xây dựng vùng trái độn quân sự như đã từng làm từ thời xưa, Trung Quốc muốn mở rộng vùng trái độn ấy ra bên ngoài, và ra biển.

Từ 20 năm trước, lãnh đạo xứ này đã chuẩn bị việc kiểm soát vùng biển cận duyên hay xanh lục làm vùng trái độn quân sự. Ngày nay, với phương tiện kinh tế dồi dào hơn, Trung Quốc có tham vọng sớm thành cường quốc hải dương với khả năng kiểm soát vùng biển viễn duyên là biển xanh dương. Trong phạm vi đó, cái lưỡi bò chúng ta nghe nói đến chỉ là phần trái độn cận duyên, ở ngoài Đông hải. Trong một tương lai không xa, Trung Quốc sẽ đòi kiểm soát luồng giao lưu từ Bán đảo Á Rập qua Ấn Độ dương nối liền với miền Tây Thái bình dương.

Khi thế giới có một đại cường mới xuất hiện thì quan hệ giữa các nước có thể đảo lộn. Khi đại cường lại là một Trung Quốc có đầy mặc cảm và lối hành xử ngang ngược mà lãnh đạo và người dân lại coi là chính đáng, thế giới sẽ khó yên lành.

Sau phần bối cảnh, chúng ta bước qua phần vấn đề.

Vấn đề Trung Quốc của Thế giới...

Quốc gia nào cũng có thể có những tranh chấp về lãnh thổ với các lân bang.

Trung Quốc là quốc gia có tranh chấp với hầu hết mọi lân bang, cả chục nước, từ Nga qua Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á lên tới Nhật Bản... Khi có tranh chấp, quốc gia nào cũng có thể yêu cầu quốc tế tham gia giải quyết hoặc tôn trọng phán quyết của quốc tế. Lãnh đạo Trung Quốc lại không chấp nhận việc thương thảo đa phương trên một diễn đàn quốc tế mà tìm giải pháp song phương với từng nước, theo kiểu cố hữu là vừa dọa vừa dụ vừa mua chuộc hoặc khuynh đảo. Đấy là một vấn đề của thế giới.

Chuyện cái lưỡi bò hoặc khu đặc quyền kinh tế hay Luật biển của Liên hiệp quốc chỉ là mặt nổi của các vấn đề ngoại giao hay pháp lý với Bắc Kinh. Nếu tiến lên khu vực tiếp cận Hy Mã Lạp Sơn và những vùng tranh chấp giữa Pakistan và Ấn Độ tại Kashmir, hoặc giữa Ấn Độ với Trung Quốc chung quanh xứ Nepal, Bhutan cho tới biên giới Miến Điện, người ta còn thấy ra nhiều mối nguy tiềm ẩn từ Trung Quốc, kể cả xung đột giữa hai nước có võ khí hạch tâm là Pakistan và Ấn Độ.

Với phương tiện quân sự lớn lao chưa từng thấy trong lịch sử xứ này, Trung Quốc có thể đổi trị sang loạn ở nhiều nước trên thế giới.

Dĩ nhiên, lãnh đạo Trung Quốc không muốn trực diện gây chiến với các lân bang, nhưng tiến hành chiến tranh theo kiểu khác. Đó là khuynh đảo để gây bất ổn và dùng chính mối nguy bất ổn đó để bắt bí hoặc mua chuộc các nước mà khỏi phải dụng binh. Khi cứ nói đến tương quan lực lượng quân sự giữa Trung Quốc với các nước, dường như người ta chỉ thấy một mặt nổi của vấn đề.

Mặt chìm rất khó nhìn ra và ngăn ngừa là khả năng gây loạn cho xứ khác, để chi phối quan hệ giữa các nước khác với nhau, theo lối có lợi cho Bắc Kinh.

Từ an ninh bước qua chính trị và kinh tế, Trung Quốc là vấn đề cho thế giới khi đưa ra một mô thức xử trí khác, xin gọi là "Đồng thuận Bắc Kinh".

Sau khi chi phối cả thế giới trong nhiều thế kỷ, các nước Tây phương, chủ yếu là Hoa Kỳ và Âu Châu, đã rút tỉa kinh nghiệm chính chiến, thay đổi và tiến tới một giải pháp hòa bình và ổn định hơn. Đó là phát triển kinh tế tự do với sự lãnh đạo chính trị dân chủ trong một xã hội cởi mở mà không ai có độc quyền chân lý. Các định chế quốc tế đều được xây dựng theo ba giá trị tinh thần đó, là tự do, dân chủ và cởi mở để hướng dẫn quy tắc hành xử giữa các nước với nhau.

Trung Quốc phát minh ra giải pháp khác: kinh tế thị trường với vai trò chủ đạo của khu vực nhà nước, dưới sự cai trị của một chế độ độc đảng, và chân lý duy nhất được hiện hữu là của đảng độc quyền. Đó là tóm lược về khái niệm "Đồng thuận Bắc Kinh", mà đa số dư luận chỉ nhìn vào mặt nổi là sức can thiệp chủ động của nhà nước trong kinh tế để đạt tốc độ tăng trưởng cao.

Khi áp dụng khái niệm này trong quan hệ quốc tế, với bộ máy tuyên truyền cùng các dự án đầu tư lẫn thủ thuật hối lộ và khuynh đảo, Trung Quốc đảo lộn luật chơi của thế giới. Phong trào phát huy dân chủ gặp chướng ngại, bị đẩy lui, các chế độ độc tài được bảo vệ, và quốc gia nào cũng muốn đi theo con đường tắt của Trung Quốc là bành trướng khu vực nhà nước vào kinh tế, thu hẹp quy luật thị trường, thoái lui về chế độ bao cấp và bảo hộ mậu dịch....

Trong hoàn cảnh suy trầm kinh tế toàn cầu từ bốn năm nay, giải pháp ngược ngạo của Bắc Kinh bỗng trở thành hấp dẫn cho nhiều người, nhất là các lãnh tụ độc tài, và trong khi Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, mâu thuẫn giữa các nước với nhau càng dễ xảy ra. Nghĩa là Bắc Kinh càng có cơ hội trục lợi.

Vì vậy, các quốc gia dân chủ đều gặp vấn đề với Trung Quốc, không về kinh tế hay ngoại thương thì về ngoại giao và an ninh. Và càng ở gần xứ này thì càng vất vả. Trong khi vòng đai độc tài không thu hẹp lại mà còn mở rộng thêm nhờ sự hà hơi tiếp sức của Trung Quốc.

Trong cuộc đua giữa thiện và ác, trị và loạn, hòa bình và xung đột, dân chủ và độc tài, minh bạch và mờ án, Trung Quốc trở thành một trung tâm phát huy cái ác.

Nhưng với khẩu hiệu là không xen lấn vào nội bộ xứ khác. Và với thực tế là đối tác kinh tế của rất nhiều quốc gia.

Các nước Âu, Á, Phi, Mỹ gì đều có thể là bạn hàng của doanh nghiệp Trung Quốc, mà bên trong mỗi doanh nghiệp lại có các chi bộ đảng với nhiệm vụ tình báo, báo cáo, kiều vận và gian lận theo đúng chủ trương của đảng. Ngược lại, doanh nghiệp nào, công hay tư, của Trung Quốc cũng đều có quan hệ với hệ thống quốc doanh và vì vậy kế toán sổ sách gì cũng đều là "bí mật quốc gia" nên không được phép phổ biến.

Kết cuộc là từ an ninh, môi sinh đến ngoại giao, kinh tế hay đầu tư, Trung Quốc trở thành vấn đề của thiên hạ mà vì quyền lợi nhất thời, lẫn sự vận động tiền bạc của Bắc Kinh vào hệ thống truyền thông của thế giới, nhiều người không muốn nói ra. Hoặc còn cố tình gây ra ấn tượng sai lạc về Trung Quốc.

Thực tế thì cuộc đua giữa thiện và ác, giữa minh và ám, đang thể hiện ở một tầng rất cao là nhận thức. Trung Quốc tác động vào nhận thức của thiên hạ về chính mình – "một quốc gia mới phát triển sau nhiều thế kỷ là nạn nhân" – và về các nước dân chủ được coi là đối thủ, hay thủ phạm của nhiều tội ác trong lịch sử!

Đó là "thuật quỷ biển" trong kho tàng mưu lược của văn hoá chính trị Trung Hoa.

Chúng ta bước qua một đề mục gần hơn, ở phần ba.

Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam

Nói về lịch sử mà ai cũng nhớ, sau khi chiếm đóng Tân Cương năm 1949, khống chế Tây Tạng năm 1950, và bị chặn tại bán đảo Triều Tiên năm 1953, Trung Quốc đã nghĩ tới Việt Nam như một vùng trái độn quân sự cần thiết. Trong thế thủ thì bảo vệ cõi Trung Nguyên và trong thế công thì bành trướng ảnh hưởng xuống vùng Đông Nam Á và ra tới biển nóng ở miền Nam.

May thay, lúc đó họ lại có đảng Cộng sản Việt Nam và giấc mơ tiến hành cách mạng vô sản trên cả nước của Hồ Chí Minh.

Đấy là một trong nhiều nguyên nhân của cuộc tương tàn, với sự tiếp sức của Liên Xô khi tiến hành Chiến tranh lạnh năm 1948 và chủ yếu của Trung Quốc ngay từ những ngày đầu của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa do Mao sáng lập năm 1949. Nối tiếp nhiệm vụ của Hồ Chí Minh từ khi là cán bộ của Đệ tam Quốc tế được gửi về hoạt động tại Đông Nam Á từ năm 1924, xa xưa, đảng Cộng sản Việt Nam tự nhận là mũi xung kích của khối Cộng sản xuống Đông Nam Á, mà việc gọi là giải phóng miền Nam chỉ là một tất yếu.

Nhưng ngoài lý do ý thức hệ dại dột, có một chuyện mà đôi khi chúng ta ít chú ý là về địa dư hình thể, Trung Quốc là một "hải đảo" bị cô lập.

Xứ này bị vây hãm từ cả bốn hướng. Giữa các sa mạc, thảo nguyên hoang vu cùng núi rừng hiểm trở tại ba hướng Nam, Tây và Bắc với biển Thái bình tại hướng Đông, Trung Quốc chỉ có một đường bành trướng trên đất liền. Đó là miền Bắc nước Việt Nam. Lần cuối mà họ thử nghiệm giải pháp đó là vào năm 1979 khi Hà Nội chủ quan tưởng rằng mình đã đánh cho Mỹ cút lại còn vừa ký Thỏa ước Hợp tác và An ninh với Liên Xô vào năm 1978!

Sau đó, Cộng sản Việt Nam có một giai đoạn được gọi là "độc lập" là 10 năm chiếm đóng Kampchia và cứng đầu với Bắc Kinh. Nhưng bị xuất huyết cũng vì sự chiếm đóng ấy, song song cùng việc phá sản vì xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Khi bức tường Bá Linh sụp đổ sau vụ khủng hoảng và tàn sát Thiên an môn năm 1989, mọi sự đều đảo lộn.

Liên Xô bắt đầu tan rã, Trung Quốc e sợ nội loạn nên tập trung kiểm soát hệ thống chính trị bên trên cơ chế kinh tế thị trường. Và lãnh đạo Hà Nội như kẻ mồ côi bị mất quan thầy. Vì vậy, việc cứu đảng là một ưu tiên sinh tử từ năm 1991.

Hà Nội trở lại thần phục Trung Quốc, chấm dứt 10 năm độc lập dưới bóng rợp Liên Xô và thực tế tiến hành "đổi mới", nhưng theo mẫu mực Bắc Kinh. Trung Quốc trở lại xu hướng bành trướng cố hữu mà khỏi tốn quân tốn tiền và vẫn đạt kết quả như ý: miền Bắc Việt Nam trở thành vùng trái độn quân sự.

Khi Bắc Kinh mở rộng vùng trái độn ấy ra biển, Đông hải của Việt Nam trở thành ao nhà của Trung Quốc. Biển Việt Nam chỉ là biển Hoa Nam. Lãnh đạo Hà Nội ý thức được việc đó nhưng chấp nhận để bảo vệ quyền lực đảng, nhân đó bảo vệ được quyền lợi của các đảng viên cao cấp.

Nếu có nói rằng họ bán nước để cứu đảng thì không sai.

Hậu quả là mọi vấn đề Trung Quốc của thế giới như đã trình bày ở trên đều đã xuất hiện tại Việt Nam, từ an ninh, ngoại giao qua môi sinh kinh tế, hay ngoại thương.

Ở mặt nổi mà ai cũng thấy dù không được nói ra là nạn lạm thác lâm sản, buôn lậu qua biên giới và hủy hoại môi trường, là tình trạng cạn kiệt của đồng bằng Cửu Long và hiện tượng nước biển ngập mặn cả đồng bằng. Trong khi ấy khu vực chiến lược như cột xương sống của quốc gia là Cao nguyên Trung phần đã rơi vào quỹ đạo Trung Quốc với các dự án bauxite quái quỷ....

Nhưng biểu hiện nghiêm trọng hơn vậy là lập trường của Hà Nội lại rất thân Trung Quốc trong các hồ sơ nóng của thế giới. Hoặc việc Hà Nội tránh nêu vấn đề về Hoàng Sa hay Trường Sa trên diễn đàn quốc tế theo kiểu đa phương mà tìm giải pháp song phương theo quan hệ chủ tớ. Vì vậy mới giấu biến không cho dân chúng được biết về những gì đã thỏa thuận với Bắc Kinh. Và cũng vì vậy, Hà Nội kiểm soát dư luận, cấm đoán việc người dân công khai phản đối sự xâm lược ngang ngược của Trung Quốc và nói nước đôi về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa.

Từ mấy năm qua, người Việt chúng ta đã nói rất nhiều đến vấn đề Trung Quốc của Việt Nam, bài tiểu luận này sẽ không nói thêm. Chúng tôi xin giành thời giờ cho phần cuối, một cách tóm lược với vài câu hỏi không vui.

Vấn đề Trung Quốc của Chúng ta

Đất nước và dân tộc Việt Nam đang gặp vấn đề với Trung Quốc, có thể là nguy ngập hơn vì vị trí lân bang, nhưng cũng không khác nhiều quốc gia Á Châu ở chung quanh. Do đó, vấn đề Trung Quốc của Việt Nam nằm trong khuôn khổ các vấn đề chung của thế giới với Trung Quốc.

Khi nhìn như vậy, Việt Nam thật sự không đơn độc và phải một mình đương cự với Trung Quốc.

Nhưng, khác với trường hợp của các quốc gia kia, vấn đề Trung Quốc của Việt Nam nằm trong tầng lớp lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam nằm tại Hà Nội, là Hà Nội. Đấy là cái khó của dân tộc, một dân tộc dày dạn kinh nghiệm đối phó với Trung Quốc và có thừa ý chí đấu tranh giành độc lập.

Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam nằm tại Hà Nội vì đảng Cộng sản đã giải giới người dân, tước đoạt võ khí truyền thống và mãnh liệt nhất của dân tộc là ý chí chống lại tình trạng Hán hóa.

Hà Nội tiến hành chính sách ngu dân qua kiểm soát báo chí và tư tưởng, đưa mọi người vào phản ứng lý tài, phát huy bản năng kinh tế của loại sinh vật hạ đẳng là vặt mũi bỏ mồm và triệt hạ mọi tiềm lực quật khởi. Lãnh đạo Hà Nội hành xử như những quan Tiết độ sứ của Thiên triều Bắc Kinh trong thời Bắc thuộc, thậm chí như những quan Thái thú trời trực trị. Họ đang làm xã hội băng hoại và đẩy người dân vào kiếp nô lệ cho một thiểu số đại gia phe phẩy ở trên.

Muốn giải quyết vấn đề Trung Quốc, người Việt Nam phải giải quyết cái nhân khiến sức dân không được huy động vào nhu cầu bảo vệ nền độc lập, đó là đảng Cộng sản. Ưu tiên của Việt Nam vì vậy là phải tháo gỡ cách ách độ hộ của Trung Quốc do Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam đã tròng lên cổ người dân. Tức là giải quyết đảng Cộng sản Việt Nam.

Với các quốc gia khác, Việt Nam phải là thành viên của một nỗ lực đa phương nhằm giải quyết vấn đề Trung Quốc của thế giới. Khi cùng chung một mục tiêu, người ta có thể nói đến chuyện hợp tác, một cách bình đẳng vì lợi ích chung. Vì vậy, vấn đề Trung Quốc của thế giới phải do thế giới giải quyết và Việt Nam sẵn sàng tham gia như một thành viên. Nhưng không là mũi xung kích hay tiền đồn chống Trung Quốc của thế giới.

Chuyện ấy dẫn chúng ta về Hoa Kỳ, dù sao cũng là quốc gia đang buôn bán nhiều nhất với Trung Quốc.

Nhiều người đã quên các bài học bi đát của quá khứ với Hoa Kỳ mà đặt sai vấn đề là nên đứng bên cạnh Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Hoặc trong quan hệ song phương Mỹ-Hoa, Việt Nam nên ngả về đâu? Hay là nên khôn ngoan giữ vị trí trung lập?

Thực tế nó phức tạp hơn những gì xảy ra trong chiến tranh lạnh giữa hai khối cộng sản và tự do.

Thực tế là Trung Quốc có vấn đề với Hoa Kỳ, có vấn đề với Nhật Bản, có vấn đề với Ấn Độ, với các nước Đông Nam Á, thậm chí với cả Úc Đại Lợi. Trong một mạng lưới quan hệ song phương chằng chịt đó, như Hoa-Mỹ, Hoa-Nhật, Hoa-Ấn, v.v... Việt Nam đứng ở đâu? Tất nhiên là đứng với người dân, ở vị trí độc lập, chứ không đơn giản là trung lập. Làm sao trung lập trong một quan hệ đa phương?

Việt Nam sẵn sàng hợp tác với thế giới để giải quyết vấn đề Trung Quốc trong những nỗ lực đa phương của quốc tế. Nhưng trước hết phải giải quyết vấn đề Trung Quốc của Việt Nam, hiện nằm tại Hà Nội. Khi nào người dân Việt ở trong và ngoài nước làm cho thế giới hiểu ra sự thể đó – rằng mối nguy của Trung Quốc chính là Hà Nội và Hà Nội mới là vấn đề chứ không là giải pháp – chúng ta đã tiến được một bước khá xa trên chặng đường bảo vệ nền độc lập quốc gia.

Vì vậy, đấu tranh cho dân chủ và cho độc lập là hai mặt không thể tách rời của một sự thể sinh tử cho quốc gia.

Cho đến nay, hình như ta mới chỉ chú ý đến một mặt, là trình trạng thiếu dân chủ hoặc nạn chà đạp nhân quyền tại Việt Nam. Sự thật phũ phàng là các quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, đều có thể đang làm ăn với nhiều chế độ độc tài. Với chính quyền các nước này, nhiều khi lời kêu gọi dân chủ của chúng ta lại là sự phiền nhiễu, là chướng ngại cho hợp tác kinh tế và phát triển kinh doanh.

Nếu ta nêu lên hàng loạt vấn đề về môi sinh, nạn hủy hoại nguồn nước, tình trạng cạnh tranh bất chính hoặc nguy cơ lũng đoạn xã hội xuất phát từ Trung Quốc, ngoài sự bành trướng ngang ngược đã trở thành hiển nhiên, thì vì quyền lợi của họ hơn là dân chủ của Việt Nam, các nước có thể quan tâm nhiều hơn đến lập trường của chúng ta.

Muốn như vậy, ngay từ ý thức thì chúng ta nên là giải pháp hơn là một vấn đề cho các nước. Câu hỏi nêu lên ở đây là mình đã tự chuẩn bị như vậy hay chưa?

Sau cùng, Trung Quốc thật ra không mạnh như nhiều người thường nghĩ và còn gặp nguy cơ khủng hoảng, thậm chí tan rã, vì chiến lược phát triển của họ không bền vững, cân đối và có đầy bất công. Khi nước Tầu có loạn như đã từng thấy nhiều lần trong lịch sử, Hà Nội tất sẽ không thể yên.

Khi đó, Việt Nam sẽ ra sao? Khi đó, chúng ta đứng ở đâu? Mà chúng ta là ai?

Nguyễn Xuân Nghĩa

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-190831_5-50_6-1_17-179632_14-2_15-2/

*

Bài này thuyết trình tại Hội Thảo Chính Trị: Định Hướng Đấu Tranh Cho Việt Nam Tự Do ngày Chủ Nhật 15-4-2012 tại Westminster, Califrornia.

Giới thiệu về Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa:

Trước 1975

- Chủ tịch Tổng hội sinh viên Paris trong thời gian Hòa đàm Paris

- Chuyên viên kinh tế Quỹ Phát triển (tương đương cấp Thứ trưởng trước năm 1975

Sau 1975

- Viết báo và bình luận kinh tế cho hầu hết các Đài quốc tế VOA, RFA, RFI...)

 
Báo Lề Dân © 2011 | Designed by RumahDijual, in collaboration with Online Casino, Uncharted 3 and MW3 Forum